Chuyện "làm dâu tỉ họ"
Từng công tác tại Bưu điện Hà Nội rồi sau đó là Trung tâm nhắn tin Việt Nam, khi máy nhắn tin kết thúc sứ mệnh lịch sử, cô Nguyễn Thị Hồng Ngân, nguyên tổng đài viên đài khai thác, Trung tâm VinaPhone 1 chuyển sang làm dịch vụ tổng đài tại VinaPhone. Hàng chục năm làm tổng đài viên, cô Ngân đã chứng kiến nhiều chuyện bi hài.
Cô Ngân kể, có khách hàng là người nổi tiếng gọi lên tổng đài nhiều đến mức các tổng đài viên nhìn thấy số điện thoại rất sợ phải nghe… nhưng phải vẫn mềm mỏng tiếp chuyện, xử lý ổn thỏa những thắc mắc của họ về nhà mạng. Bởi vậy nên có những khách hàng khó tính, sau này khi chuyển vào TP.HCM sinh sống đã xin số gọi ra tổng đài Hà Nội vì nhớ giọng và để cảm ơn cô.
Tưởng như công việc không nặng nhọc, nhưng sự hy sinh của những tổng đài viên là rất lớn. Với đặc thù đa phần là nữ, gia đình, chồng con luôn phải ở bên hỗ trợ họ. Khi con còn nhỏ, cô Ngân kể 3 ngày liền không gặp được con, vì lúc đi làm 5h30 sáng thì con chưa dậy, khi về nhà thì con đã ngủ. “Bây giờ các em, các cháu tổng đài làm việc còn vất vả hơn các cô ngày xưa nhiều, vì số lượng khách hàng lớn, nội dung thắc mắc đa dạng, không phải làm dâu trăm họ nữa mà là làm dâu tỷ họ”, cô Ngân chia sẻ.
Những người như cô Ngân, anh Hà là một vài trong số hàng trăm nghìn cán bộ, nhân viên VinaPhone qua nhiều thế hệ, dù công việc của họ giản dị và thầm lặng, nhưng luôn mang trong mình tự hào và khát vọng.
Những con số đầu tiên làm nên mạng VinaPhone.
- 5 phút: Toàn bộ thời lượng để ban triển khai dự án GPC toàn quốc trình bày về tính khả thi của mạng di động VinaPhone trước ban lãnh đạo.
- 25 triệu USD - pha 1, 17 triệu USD - pha 2: Nguồn vốn ban đầu khi VinaPhone thành lập.
- 53 trạm: Số trạm BTS đưa vào hoạt động trong pha 1.
- 18 tỉnh, thành phố: Tổng địa bàn VinaPhone phủ sóng những ngày đầu.
- 8.000 thuê bao: Số thuê bao di động hoà mạng năm đầu tiên (1996).