1.2. Hóa đơn đầu vào xuất không đúng theo dự toán
Hiện nay, ở nhiều đơn vị xây dựng vẫn gặp phải tình trạng: Nhận hóa đơn đầu vào không đúng với dự toán những mặt hàng đã mua. Theo đó, bên bán đến cuối tháng hoặc cuối quý (tùy thỏa thuận hai bên) sẽ tiến hành đối chiếu công nợ, tiến hành xuất hóa đơn để bên mua thanh toán. Tuy nhiên, vì một số lý do, kế toán bên bán sẽ xuất hóa đơn không đúng mặt hàng thực tế bên mua đã mua, miễn sao đảm bảo đúng bằng số tiền bên mua cần thanh toán.
Lý do xảy ra tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do mặt hàng đã mua không còn tồn tại trên sổ sách, hệ thống bên bán nên bên bán xuất hàng hóa khác thay vào, miễn đảm bảo đúng với số tiền bên mua cần thanh toán.
- Thứ hai, do mặt hàng nào đó còn tồn quá nhiều, bên mua muốn đẩy ra nên dùng mặt hàng này xuất hóa đơn cho bên bán.
- Thứ ba, do bên bán không có kỹ sư bóc tách nên không có dự toán chi tiết. Kế toán bên bán không biết chính xác công trình đó cần lấy những gì do đó tiến hành xuất hóa đơn là một hay nhiều mặt hàng nào đó, miễn đảm bảo đúng bằng với số tiền thanh toán.
Với bất cập hóa đơn đầu vào không đúng dự toán này, các đơn vị xây dựng rất dễ gặp nhiều rủi ro, bị xử phạt vi phạm về hóa đơn nếu bị cơ quan thuế thanh, kiểm tra và phát hiện sai sót.
2. Hóa đơn xuất sau thời điểm nghiệm thu công trình là sai phạm và bị xử phạt
Hiện nay, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì các hóa đơn xuất sau thời điểm nghiệm thu công trình sai phạm.
Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ, Bộ Tài chính đã quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử với việc xây dựng, lắp đặt như sau:
- Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng, lắp đặt phải là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
- Thời điểm xuất hóa đơn đối với các tổ chức, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để ở bán hay chuyển nhượng được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể, quy định chi tiết tại Điểm c, Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Với sai phạm này, bên bán thực hiện xuất hóa đơn đầu vào sai thời điểm sẽ bị xử phạt theo đúng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn của Chính Phủ.
Cụ thể, tại Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định mức xử phạt với các trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn tới chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng với trường hợp lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ sai thời điểm quy định bởi pháp luật.
Để được tư vấn hóa đơn điện tử VNPT và nhận báo giá hóa đơn điện tử VNPT miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - HƯNG YÊN