Hóa đơn điện tử trong xuất nhập khẩu áp dụng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Hóa đơn điện tử trong xuất nhập khẩu là vấn đề đã được quy định rõ ràng trong Thông tư 68/2019/TT-BTC trước đây. Vì vậy, khi Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành, nhiều doanh nghiệp băn khoăn về các quy định về hóa đơn điện tử đối với xuất nhập khẩu có gì thay đổi hoặc bổ sung hay không? Kế toán và doanh nghiệp theo dõi các thông tin sau để biết thêm chi tiết.

1. Áp dụng hóa đơn điện tử khi nhập khẩu hàng hóa ủy thác
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP - Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trường hợp doanh nghiệp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác được quy định như sau:
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu: Sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu.
  • Trường hợp chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu: Khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu, cần lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định.
2. Áp dụng hóa đơn điện tử trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa
Theo Điểm b, Khoản 3, Điều 13 - Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
  • Khi xuất hàng giao cho cơ sở kinh doanh nhận ủy thác, cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
  • Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu và có xác nhận của cơ quan hải quan, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng dựa vào các thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa trên chứng từ đối chiếu để kê khai nộp thuế và hoàn thuế GTGT.

.

Hóa đơn điện tử trong xuất nhập khẩu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa phải sử dụng hóa đơn điện tử gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
 
3. Áp dụng hóa đơn điện tử với các cơ sở hạch toán phụ thuộc
Ngoài áp dụng hóa đơn điện tử trong xuất nhập khẩu, tại Điểm d, Khoản 3, Điều này có quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ khi điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc.
 
Cụ thể, các tổ chức kinh doanh đang thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện điều chuyển kinh doanh cho các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương với mục đích bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc nhau thì căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán để:
  • Sử dụng hóa đơn điện tử làm căn cứ thanh toán, kê khai nộp thuế GTGT đối với từng đơn vị, từng khâu độc lập.
  • Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; phiếu xuất khi hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Hướng dẫn xuất hóa đơn cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng:
  • Khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua và lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở giao hàng.
  • Trường hợp số lượng và doanh số bán hàng lớn: Bảng kê có thể lập tổng hợp cho 5 đến 10 ngày một lần.
  • Hàng hóa bán ra có thuế suất GTGT khác nhau: Phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa theo từng nhóm thuế suất.
  • Các cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, đại lý thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.
  • Các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính thì sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử gia tăng.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử VNPT và nhận báo giá hóa đơn điện tử VNPT miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - HƯNG YÊN

  • Địa chỉ: Số 103 đường Bãi Sậy - Quang Trung - Hưng Yên

  • Tel : 02213 56 8989