Hóa đơn điện tử: Đừng chần chừ nếu không muốn bị tụt hậu

Chính phủ và ngành Thuế đang có những hành động mạnh mẽ để thực hiện “phủ sóng” hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số doanh nghiệp vẫn còn đang giữ tâm lý chờ đợi, muốn trì hoãn.

1. Những lợi ích thiết thực hóa đơn điện tử đem lại

Trong lộ trình đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng trên thị trường, ngành Thuế đã có nhiều chương trình truyền thông để khối doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nhận thức và nắm bắt được lợi ích của hóa đơn điện tử .

Ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết việc áp dụng hóa đơn điện tử giúp cắt giảm chi phí in ấn, phát hành hóa đơn, tiết kiệm thời gian thực hiện các thủ tục thuế cho doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của những đơn vị này. Không chỉ vậy, với hình thức hóa đơn điện tử, quy trình phát hành hóa đơn cũng được rút ngắn. Thời gian thực hiện các giao dịch, thanh toán, quản lý hóa đơn được tối ưu. Khả năng làm giả hóa đơn hay các tranh chấp liên quan đến hóa đơn được hạn chế đến mức tối đa.

Hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên liên quan

Bên cạnh lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng cũng nhận được nhiều tiện ích như: nhanh chóng nhận được hóa đơn gửi qua email, SMS hay chủ động tra cứu thông tin hóa đơn chỉ vời vài click chuột, không cần lo lắng hóa đơn bị thất lạc trong quá trình chuyển phát.
 
Với việc triển khai hóa đơn điện tử trên diện rộng, công tác quản lý của cơ quan Thuế cũng trở nên thuận lợi hơn khi dữ liệu hóa đơn được điện tử hóa, hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế hay phân tích rủi ro với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh.
 
2. Doanh nghiệp không nên giữ tâm lý chần chừ, chờ đợi
 
Sau quá trình triển khai thí điểm đến áp dụng trên diện rộng, hiện hầu hết các tỉnh và thành phố đều đã có các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử.
 
Ông Lưu Đức Huy nhận định việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử là tất yếu, đáp ứng một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử cần rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý, của doanh nghiệp và cả người dân.

Một bộ phận doanh nghiệp vẫn chần chừ trước việc chuyển sang hóa đơn điện tử
 
Việc chậm chuyển đổi sang hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp xuất phát từ thói quen sử dụng hóa đơn giấy, tâm lý chờ đợi, lo ngại phải đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để phá bỏ được thói quen và tâm lý đó cần thời gian và một quá trình thay đổi tư duy, nhận thức.
 
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
 
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp không nên chờ đến hạn cuối bắt buộc sử dụng mới thực hiện chuyển đổi, dễ dẫn đến bị động, nhiều nguy cơ xảy ra sai sót mà nên chủ động chuẩn bị và sớm áp dụng hóa đơn điện tử để hưởng những lợi ích mà hình thức này đem lại, đồng thời tránh tụt hậu so với doanh nghiệp đã sớm triển khai cũng như tạo sự đồng bộ cơ sở dữ liệu giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và cũng không cần lo lắng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật bởi yêu cầu cơ sở vật chất để triển khai hóa đơn điện tử không quá phức tạp.
 
Doanh nghiệp có thể tìm đến cơ quan thuế hay các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử chuyên nghiệp để được trợ giúp.
Để được tư vấn hóa đơn điện tử VNPT và nhận báo giá hóa đơn điện tử VNPT miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ
 
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - HƯNG YÊN
  • Địa chỉ: Số 103 đường Bãi Sậy - Quang Trung - Hưng Yên
  • Tel : 02213 56 8989