2. Quy định hóa đơn đầu vào với hộ kinh doanh
Hiện nay, hóa đơn đầu vào được hiểu là dạng hóa đơn dùng cho mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh nói chung và đơn vị kinh doanh nói chung có thể tồn tại ở các dạng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc các loại khác: Tem phiếu thu tiền, thẻ, các loại vé, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu phí,….
Vì quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp nên nhiều hộ kinh doanh đang cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý xuất/nhập, hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Tồn tại này dễ khiến các hộ kinh doanh phạm phải các sai sót trong kê khai, bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành có liên quan, các hộ kinh doanh chỉ không được phép xuất hóa đơn GTGT đầu ra khi bán hàng hóa, dịch vụ, còn vẫn cần phải có hóa đơn đầu vào, bao gồm cả hóa đơn đầu vào GTGT. Điều này giúp các hộ kinh doanh đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật về hóa đơn.
Quy định trên đồng nghĩa rằng, với các hàng hóa, dịch vụ nhập về, các hộ kinh doanh bắt buộc phải có hóa đơn đầu vào nhằm chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, đồng thời lưu trữ theo đúng quy định pháp luật. Quy định này không áp dụng với những trường hợp ngoại lệ đã được quy định bởi pháp luật.
3. Một số trường hợp hộ kinh doanh không cần xuất hóa đơn đầu vào
Trong Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp không cần phải có hóa đơn đầu vào. Cụ thể:
- Các hộ kinh doanh cá thể không cần có hóa đơn đầu vào khi thực hiện mua hàng hóa là các mặt hàng: nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên (đay, cói, tre, mây, vỏ cây dừng, sọ quả dừa, rơm, lá,….) hoặc các nguyên liệu khác được tận dụng sử dụng từ sản phẩm nông nghiệp do người sản xuất thủ công không thực hiện trực tiếp kinh doanh bán ra; vật liệu đất, đá, cát sỏi do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác mà không vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên trực tiếp bán ra; phế liệu; đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ do cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra; hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh có mức doanh thu một năm dưới 100 triệu đồng (mức doanh thu quy định hiện nay bắt đầu phát sinh thuế giá trị gia tăng). Tuy nhiên, đối với trường hợp này, các hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.
- Các hộ kinh doanh cá thể không cần có hóa đơn đầu khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng.
Lưu ý rằng: Dù thuộc trường hợp không cần lấy hóa đơn đầu nhưng khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, nếu hộ kinh doanh không thể chứng minh được thì vẫn sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, các hộ kinh doanh vẫn nên có và lưu trữ toàn bộ hóa đơn đầu vàng của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào, không giải trình được và bị xử phạt vi phạm hành chính, thù mức phạt sẽ tuân thủ quy định trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Đây là văn bản pháp được ban hành mới đây nhất bởi Chính Phủ, có nội dung quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, đồng thời chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020.