- Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
- Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạmlần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
1.2. Hình thức xử phạt
Theo đó, mức xử phạt cho các hành vi vi phạm quy định nêu trên sẽ là 20% của số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.
Việc cơ quan thuế cần làm đó là xác định số ngày chậm nộp tiền thuế, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền phạt. Cùng với đó, đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính người nộp thuế theo đúng quy định.
Bên cạnh việc bị xử phạt, các trường hợp vi phạm vừa nêu còn phải nộp bổ sung đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế nợ và tiền thuế chậm nộp cho ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp người nộp thuế khai sai nhưng không dẫn tới việc thiếu số thuế phải nộp; tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì sẽ không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà sẽ áp dụng theo quy định xử phạt tại Khoản 4, Điều 6 của Nghị định.
2. Cách xử lý hóa đơn đầu ra quên không kê khai
Theo quy định tại Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục thuế, trong trường hợp phát hiện ra hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước chưa kê khai, người nộp thuế cần thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung.
Cụ thể, đối với hóa đơn đầu ra, căn cứ theo thời điểm của việc xuất bán phát sinh kỳ nào, người nộp thuế sẽ phải kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.
Ví dụ: Tháng 04/2021, doanh nghiệp phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh trong tháng 02/2021 vẫn chưa được kê khai thì sẽ cần kê khai bổ sung. Tiếp đó, tiến hành điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 02/2021 theo quy định.
3. Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu ra bị bỏ sót
Như đã nói ở trên, các trường hợp hóa đơn đầu ra bị bỏ sót đều bắt buộc phải phải kê khai bổ sung vào kỳ phát sinh hóa đơn đó.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, hồ sơ kê khai bổ sung cụ thể gồm có:
- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
Nguồn: Internet